Những bức họa tiết chạm nổi trên Cửu Đỉnh Cửu Đỉnh (nhà Nguyễn)

Tháng 10 âm lịch năm 1835, khi ban chỉ dụ sai đúc Cửu Đỉnh, vua Minh Mạng cũng căn dặn bộ Công rằng:

Nay đúc đỉnh, khắc các hình tượng sông, núi và mọi vật cũng không cần phải khắc đủ cả, duy phải khắc rõ tên, hiệu và xứ sở để tiện nhận xét. Đó là cái ý người xưa vẽ hình mọi vật.[3]

— Minh Mạng

Tổng cộng có 162 tấm họa tiết chạm nổi tinh xảo trên bàu của tất cả chín chiếc đỉnh, mỗi đỉnh gồm 18 tấm, chia làm ba tầng, mỗi tầng có sáu hình xen kẽ với 6 mảng trống, trong đó tầng trên và tầng dưới bố trí lệch đi một khoảng so với tầng giữa.[4] Mảng hình chính ở mặt trước thuộc tầng giữa được khắc tên đỉnh với lối chữ chân phương, từng nét mạch lạc, khối chữ vuông vức. Có thể thống kê các hình chạm nổi trên Cửu Đỉnh như sau:

Thống kê hình chạm nổi trên Cửu Đỉnh triều Nguyễn
Cao đỉnhNhân đỉnhChương đỉnhAnh đỉnhNghị đỉnhThuần đỉnhTuyên đỉnhDụ đỉnhHuyền đỉnh
Tầng trênRồng (long)Ngô đồng (ngô đồng)Hoa nhài (mạt lỵ hoa)Ve sầu (trách thiền)Cây mai mơ (mai)Cây đào đất (xích ti đào)Yến sào (yến oa)Ngành Thông (tùng)Hoa Ngọc Lan (ngũ diệp lan)
Trĩ (trĩ)Công (khổng tước)Gà trống (kê)Hạc (khôi hạc)Sâu dừa hay còn gọi là con đuông (hồ gia tử)Vàng anh (hoàng oanh)Vẹt (anh vũ)Yểng còn gọi là chim nhồng (tần cát liễu)Chim ông già (thọ nhi điểu, hoặc thốc thu hoặc giang sen)
Hoa tử vi (tử vi hoa)Hoa sen (liên hoa, liên tử)Kiệu (giới)Hoa hồng (mai khối hoa)Hải đường (hải đường hoa)Hoa quỳ (thục quỳ hoa)hoa sói trắng (trân châu hoa)Dâm bụt (thuấn hoa hoặc mộc cận)Cây bông (miên hoặc mộc khoáng)
Hành (thông)Bòn bon (nam trân)Đậu xanh (lục đậu)Nghệ (uất kim)Đậu ván (biển đậu)Đậu tương (hoàng đậu)Lạc (địa đậu)Đậu trắng (bạch đậu)Sâm nam hay còn gọi là sâm ta (nam sâm)
Lúa tẻ (canh)Lúa nếp (nhu)Cây mày cháy (đậu khấu)Cau (tân lang)Quế (quế)Hương nhu (hương nhu)Bách (trắc bách)Trầu không (phù lưu)Tỏi (toán)
Mít (ba la mật)Kỳ namXoài (yêm la)Tô hạp (tô hợp)Hoàng đàn (hoàng đàn)Sa nhânNhãn (long nhãn) (đường lê)Vải (lệ chi)
Tầng giữaCao đỉnhNhân đỉnhChương đỉnhAnh đỉnhNghị đỉnhThuần đỉnhTuyên đỉnhDụ đỉnhHuyền đỉnh
Núi Thiên Tôn (Thiên Tôn sơn)Núi Ngự Bình (Ngự Bình sơn)Núi Kim Phụng (Thương sơn)Núi Hồng Lĩnh (Hồng sơn)Cửa quan Quảng Bình (Quảng Bình quan)Núi Tản Viên (Tản Viên sơn)Núi Đại Lãnh (Đại Lĩnh sơn)Cửa Hàn (Đà Nẵng hải khẩu)Đèo Ngang (Hoành sơn)
Sông Bến Nghé (Ngưu Chử giang)Sông Hương (Hương giang)Sông Gianh (Linh giang)Sông Lô (Lô hà)Sông Bạch Đằng (Bạch Đằng giang)Sông Thạch Hãn (Thạch Hãn giang)Sông Lam (Lam giang)Sông Vệ (Vệ giang)Sông Thao (Thao giang)
Mặt Trời (nhật)Mặt Trăng (nguyệt)Sao Thủy, Sao Kim, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ (ngũ tinh)Sao Bắc Đẩu (Bắc Đẩu)Sao Nam Đẩu (Nam Đẩu)Gió (phong)Mây (vân)Sét (lôi)Mưa (vũ)
Kênh Vĩnh Tế (Vĩnh Tế hà)Sông Phổ Lợi (Phổ Lợi hà)Sông Lợi Nông (Lợi Nông hà)Sông Mã (Mã giang)Sông Cửu An (Cửu An hà)Sông Vĩnh Định (Vĩnh Định hà)Sông Hồng (Nhĩ hà)Sông Vĩnh Điện (Vĩnh Điện hà)Sông Tiền, Sông Hậu (Tiền giang, Hậu giang)
Biển Đông (Đông hải)Biển Nam (Nam hải)Biển Tây (Tây hải)Ngân Hà (Ngân Hán)Cửa Thuận An (Thuận An hải khẩu)Cửa Cần Giờ (Cần Giờ hải khẩu)Núi Duệ (Duệ sơn)Đèo Hải Vân (Hải Vân quan)Cầu vồng (hồng)
Tầng dướiLim (thiết mộc)Hẹ (cửu)Gỗ huống (thuận mộc)Kiền kiền (tử mộc)CảiSao (nam mộc)Gừng (khương)Tía tô (tử tô)Cây sơn ta (tất mộc)
Trạnh (miết)Đồi mồi (đại mại)Rùa thiêng (linh quy)Trăn (nhiêm xà)Cá lục hoa (cá tràu?) (lục hoa ngư)Nghêu (bạng cáp)Rùa biển (ngoan)Cá đù vàng (thạch thủ ngư)Cà cuống (quế đố)
Hổ (hổ)Báo (báo)Tê giác (tê)Ngựa (mã)Voi (tượng)Bò tót (ly ngưu)Lợn (thỉ) (dương)Con sơn mã (hươu?)
Đại bác (đại pháo)Pháo luân xa (luân xa pháo)Súng kíp (điểu thương)Đạn bươm bướm (hồ điệp tử)Giáo dài (trường thương)Bài đao (bài đao)Nỏ (nỏ)Cái phạng (phác đao)Ống phun lửa (hỏa phún đồng)
Thuyền nhiều dây (đa sách thuyền)Thuyền lầu (lâu thuyền)Thuyền mông đồng (mông đồng thuyền)Cờ hiệu (kỳ)Thuyền đi biển (hải đạo thuyền)Thuyền nhỏ (đỉnh)Lê thuyền (lê thuyền)Ô thuyền (ô thuyền)Xe (xa)
Trầm hương (trầm hương)Cá voi (nhân ngư)Cá sấu (ngạc ngư)Dâu trắng hay còn gọi là dâu ta (tang)Uyên ương (uyên ương)Cá rô (quá sơn ngư)Sam (hậu)Sò huyết (khôi cáp)Rắn lớn (mãng xà)
Nguồn: Trang điện tử Huế - Xưa và Nay thuộc chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế[4]. Có tham khảo bản dịch Đại Nam thực lục tập 5, sđd và bản dịch Đại Nam nhất thống chí tập 1, sđd.

Có thể thấy, các hình chạm nổi trên Cửu Đỉnh được sắp xếp theo trật tự trang trí chặt chẽ. Nhìn chung tầng giữa tập trung những hình quan trọng nhất: lấy tên đỉnh làm nội dung trang trí chính, đối lại phía sau là các mô hình thể hiện vũ trụ như các tinh cầu hay các biểu tượng thiên nhiên mạnh mẽ và thần bí, hai bên trên đỉnh là hình các núi cao hùng vĩ, trập trùng và đối lại bên kia là biển cả mênh mông hay cửa sông rộng mở, rồi tiếp theo cả hai bên là những con sông lớn của Việt Nam.[4]

Tầng trên và tầng dưới không có hình ở hai phía trước và sau, mà dàn sang hai bên nhưng vẫn mang tính đăng đối. Ở tầng trên, thứ tự từ trước ra sau là những cây to quý (riêng ở Cao đỉnh thay bằng hình rồng, ở Anh đỉnh là ve sầu và ở Tuyên đỉnh là tổ yến) đối xứng với những cây ăn quả lưu niên. Tiếp theo là hình những con chim đẹp, quý hiếm (riêng ở Nghị đỉnh thay bằng hình con sâu dừa) đối xứng với cây lương thực. Cuối cùng là những loài hoa đăng đối với ngũ cốc.[4]

Tầng dưới đăng đối hai nửa từ trước ra sau là cặp đôi gồm những cây gỗ lớn và cây gia vị với loài thủy hải sản và cây quý (riêng ở Nghị đỉnh thay bằng cặp chim uyên ương). Tiếp đến là những loài hải vật nhỏ đăng đối với thuyền , xe cộ (riêng ở Anh đỉnh thay bằng lá cờ). Sau cùng là các linh thú đăng đối với các kiểu vũ khí chiến trận.[4]

Hiển Lâm các và Cửu Đỉnh triều Nguyễn trước sân Thế Miếu (tranh của BAVH 1914)

Nghệ nhân khi thể hiện hình chạm trên Cửu đỉnh đã không phụ thuộc vào trạng thái tự nhiên của vật thể, cũng như tỷ lệ kích thước của chúng, mà họ sáng tạo bằng sự sắp xếp lại cho vừa một mảng diện tích tương đương nhau trên bàu của đỉnh. Vì thế có những vật thể thu nhỏ nhiều, nhưng lại có những vật thể thu lại không đáng kể; có hình rất khái quát, nhưng lại có hình khá chi tiết, hình nào cũng được nhìn rất động với những chi tiết đặc thù.[4] Có thể xem 162 hình chạm khắc trên Cửu Đỉnh như một bộ "Dư địa chí,"[4] bộ bách khoa thư về nước Việt Nam đầu thế kỷ XIX[5] bằng phương pháp tạo hình; tuy không đầy đủ nhưng điển hình, đúng như yêu cầu của vua Minh Mạng: "Nay đúc đỉnh, khắc các hình tượng sông, núi và mọi vật cũng không cần phải khắc đủ cả, duy phải khắc rõ tên, hiệu và xứ sở để tiện nhận xét".

Họa tiết chim hạc trên Anh đỉnh